Hỗ trợ trực tuyến
Mr.Vương 0935 827 286
nhadatvuongthinhphat@gmail.com
Duy Hoàng 0918 985 668
voduyhoangvtp@gmail.com
Số điện thoại bàn (0253) 847 777
nhadatvuongthinhphat@gmail.com
  Thư viện ảnh
   Chân sóng BĐS có thể lập đáy mới không?

Trong một tình huống khá bất ngờ, công văn số 1656 ngày 22/3/2012 của Ngân hàng Nhà nước dường như phát đi tín hiệu “cứu rỗi” thị trường bất động sản (BĐS). Hình ảnh “chân sóng BĐS” cũng vì thế mà đang hiện ra.
 

Ngân hàng phải tự cứu mình!

Tất cả sẽ vẫn chỉ là mơ hồ nếu chỉ xét riêng văn bản có nhiều hàm ý trên. 5 ngân hàng là Vietcombank (VCB), Agribank, BIDV, MHB và Vietinbank (CTG) - có thể được xem là nhóm G5 và chiếm hơn một nửa thị phần tín dụng, được NHNN yêu cầu tiết giảm chi phí từ 5-10% và hạ lãi suất cho vay.

Trong thực tế, trừ MHB, 4 ngân hàng còn lại trong số 5 ngân hàng nói trên đã tiến hành giảm dần lãi suất cho vay từ khoảng trung tuần tháng 2/2012 cho đến nay. Riêng lãi suất cho vay của BIDV đã được giảm đến lần thứ năm kể từ tháng 9/2011. Do vậy, công văn 1656 của NHNN có vẻ như chỉ làm công đoạn “hợp thức hóa” về chủ trương giảm lãi suất cho vay.

đất dự án phan thiết bình thuận

Tuy nhiên, chi tiết đáng lưu ý, công văn trên là một tiếp nối cho xác nhận của NHNN về giảm lãi suất huy động từ 14% về 13% cách đây hai tuần. Vào thời điểm đó, lãi suất cho vay vẫn chưa hề được đề cập, cũng hoàn toàn không có chuyện cơ chế áp trần lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất được nhắc đến. Vì thế, người ta vẫn hình dung đoạn đường vay vốn của các doanh nghiệp vẫn còn lắm chông gai - điều đã bị kéo dài quá lâu trong nguyên năm 2011 và gần hết quý 1/2012.

Song lần này thời cuộc đã có phần thay đổi. Công văn 1656 toát ra tinh thần “thực hạ” lãi vay, thay cho hiện tượng chỉ hạ trên danh nghĩa trước đó. Tinh thần như thế khá dễ hiểu nếu nhìn vào “núi tiền” đang bị ứ đọng tại khá nhiều ngân hàng lớn kể từ quý 4/2012 đến nay.

Có tiền mà không cho vay được, hay nói cách khác là mặt bằng lãi suất cho vay quá cao đã khiến chẳng mấy doanh nghiệp tự nguyện chui đầu vào “thòng lọng”. Mặc dù ngân hàng luôn tuyên bố dành những gói tín dụng ưu đãi, nhưng thực chất chỉ có vài ba phần trăm doanh nghiệp có đủ điều kiện để tiếp cận nguồn vốn với giá chưa hẳn là rẻ này. Kết quả là trong bối cảnh có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp nữa phải tự “xóa sổ” trong hai tháng đầu năm 2012, bản thân các ngân hàng cũng bị giảm sút lợi nhuận và bắt đầu tỏ ra nóng ruột thật sự.

Có lẽ đã đến lúc mà các ông chủ ngân hàng keo kiệt phải mở hầu bao để cứu người và cũng là cứu mình. Nếu nhìn theo động cơ này, công văn 1656 của NHNN có thể được coi là một tín hiệu về cơ chế đồng loạt hạ lãi suất và tăng thanh khoản cho vay, không chỉ tại nhóm G5 và còn lan sang nhóm G12 và cả những ngân hàng nhỏ, cho dù nhóm ngân hàng yếu kém vẫn còn thường trực nạn thiếu thanh khoản.

Còn nhìn rộng hơn nữa, công văn 1656 của NHNN lại có mối liên hệ khá hữu cơ với một công văn khác - số 674, được ban hành kèm theo Chỉ thị 01 của NHNN vào ngày 13/2/2012. Khi đó, dư luận chung các nhà đầu tư đã tưởng như công văn 674 là nhằm siết tín dụng vì đề cập đến tỷ lệ cho vay tối đa 16% đối với một số lĩnh vực không khuyến khích như BĐS, chứng khoán, tiêu dùng. Thế nhưng về thực chất, 674 lại là văn bản đầu tiên của NHNN kể từ đầu năm 2011, xác nhận chính thức về khả năng các ngân hàng có thể cho vay đối với BĐS và chứng khoán.

NHNN luôn có cách làm việc riêng của mình, thận trọng và nhiều ẩn ý. Những văn bản về tín dụng và lãi suất, đặc biệt liên quan đến những lĩnh vực “nhạy cảm” như chứng khoán và BĐS, đều được thể hiện bằng thể thức công văn, thay cho hình thức quyết định hay thông tư. Vào giữa tháng 11 năm ngoái, công văn số 8844 của NHNN về một số vấn đề kế hoạch tín dụng năm 2011 cũng đã khéo léo lồng vào nội dung loại trừ 4 nhóm đối tượng BĐS khỏi khu vực phi sản xuất. Chính văn bản này đã “cứu” các ngân hàng khỏi tình trạng đôn đáo siết nợ doanh nghiệp BĐS vào thời điểm cuối năm 2011.

Chân sóng bất động sản?

Có thể hệ thống chuỗi logic về 3 lần ban hành văn bản lẻ của NHNN: Lần thứ nhất vào tháng 11/2011: “Cứu” ngân hàng; lần thứ hai vào tháng 2/2012: Chính thức cho vay “không khuyến khích”; và công văn 1656 ngày 22/3: Khuyến khích và đôn đốc cho vay.

Gió đang xoay chiều. Trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ căn cứ vào tín hiệu “đèn xanh” của NHNN mà đẩy mạnh cho vay hơn. Vào những ngày gần đây, nhóm doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã được hưởng lợi đầu tiên với lãi suất ưu đãi 0%. Do vậy những ngày sắp tới, nhóm doanh nghiệp sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu có thể được tiếp cận nguồn vốn vay với giá rẻ hơn “giá cắt cổ” trước đây.

Và đương nhiên, khối doanh nghiệp BĐS và các công ty chứng khoán, nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng vì thế mà được “ăn theo”. Tín dụng sẽ được khơi thông, tuy chỉ là tháo nút một phần chứ không phải toàn phần, nhưng như thế cũng đủ khiến cho các thị trường đầu cơ thoi thóp sống lại.

Hình ảnh “chân sóng BĐS” cũng vì thế mà đang hiện ra. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà mới đây thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã thông tin cho báo chí biết là vào quý 3/2012, Nhà nước sẽ tiến hành mua lại một lượng nhà chung cư bị tồn ứ để giải quyết vấn đề tái định cư và nhà thu nhập thấp. Trước đó, Hà Nội và Tp.HCM cũng là hai thành phố đưa ra chủ trương mua lại căn hộ tồn đọng của doanh nghiệp để giải quyết tái định cư.

Kể từ giữa năm 2011, hiện nay đang tập trung nhiều tín hiệu hỗ trợ nhất cho thị trường BĐS. Người ta chỉ còn chờ đợi những tín hiệu này sẽ chuyển hóa vào thực tế như thế nào mà thôi.

  Công cụ tìm kiếm
  Giới thiệu

Chào mừng bạn đến với website nhà Đất Vương Thịnh Phát, chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý Khách hàng đã quan tâm và ủng hộ Vương Thịnh Phát trong suốt những năm qua, chúc quý Khách hàng thành công và luôn phát triển...

Xem thêm ...

  • Khu
  • 2
  • Khu
  • 4
  • Khu
  • 6
  • Khu
  • Khu
  • 8
  • Khu
  • 9
  • Khu
  • Đất
  • Khu
  • Khu
  • Khu
  • Cho
  • Khu
  • Bán
  • Đất
  Thống kê website
Đang Online: 59
Lượt truy cập: 9999